Aerial view of the Ferry traveling between the islands

Nó bao gồm thông tin về tư cách hội đủ điều kiện và ghi danh bảo hiểm y tế, cách tìm bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp cũng như những câu hỏi thường gặp liên quan đến sức khỏe và an sinh của quý vị và gia đình quý vị.

Tại B.C., các cơ quan y tế quản lý, hoạch định và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khu vực địa lý của họ. Bộ Y tế làm việc cùng với năm cơ quan y tế khu vực và một cơ quan y tế của các Bộ tộc Đầu tiên để cung cấp các dịch vụ y tế có phẩm chất cao, phù hợp và kịp thời. VCH phục vụ hơn 1.25 triệu người bao gồm cư dân Vancouver, Richmond, North Shore và Coast Garibaldi, Sea-to-Sky, Sunshine Coast, Powell River, Bella Bella và Bella Coola. Để tìm hiểu thêm về các cộng đồng mà VCH phục vụ, hãy vào xem trang web VCH, có sẵn bằng nhiều ngôn ngữ.

Tiếp cận dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe ở B.C.

B.C. cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả cư dân. Để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quý vị cần ghi danh vào chương trình sức khỏe của Chính phủ British Columbia được gọi là Chương trình Dịch vụ Y tế (Medical Services Plan, MSP). Chương trình trả tiền cho các dịch vụ y tế cơ bản, cần thiết về mặt y khoa. Chúng bao gồm một số lần thăm khám bác sĩ, xét nghiệm y khoa và điều trị. Chúng bao gồm một số lần thăm khám bác sĩ, xét nghiệm y khoa và điều trị.

MSP dành cho:

  • Cư dân B.C. là công dân Canada hoặc thường trú nhân
  • Cư dân B.C. là người tị nạn được chính phủ hỗ trợ
  • Sinh viên quốc tế có giấy phép học tập
  • Một số người có giấy phép lao động từ sáu tháng trở lên

Để tìm hiểu xem quý vị có hội đủ điều kiện tham gia MSP hay không, hãy vào xem trang web của Chính phủ British Columbia.

Nếu tôi cần hỗ trợ ngôn ngữ tại một cuộc hẹn y tế thì sao?

Nếu quý vị cần hỗ trợ ngôn ngữ tại một cuộc hẹn y tế, có sẵn dịch vụ phiên dịch cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Ghi danh tham gia MSP

Tất cả cư dân B.C. phải nộp đơn và được ghi danh vào MSP. Quý vị nên ghi danh vào MSP ngay khi quý vị đến B.C. Có thể mất đến ba tháng để đơn ghi danh của quý vị được giải quyết.

Có thể mất đến ba tháng để đơn ghi danh của quý vị được giải quyết. Có thể mất đến ba tháng để đơn ghi danh của quý vị được giải quyết.

Quyền lợi Bổ sung

Nếu thu nhập của quý vị thấp, quý vị có thể hội đủ điều kiện hưởng các Quyền lợi Bổ sung. Quyền lợi Bổ sung MSP sẽ chi trả một phần của một số dịch vụ y tế. Các dịch vụ này bao gồm:

  • Châm cứu
  • Phương pháp điều trị chỉnh nắn xương khớp
  • Liệu pháp mát-xa
  • Bệnh lý tự nhiên
  • Vật lý trị liệu
  • Trị bệnh chân không dùng phẫu thuật

Quý vị có thể hội đủ điều kiện nhận Quyền lợi Bổ sung nếu quý vị đã sống ở Canada trong 12 tháng qua (một năm) với tư cách là công dân Canada hoặc thường trú nhân. Để nộp đơn ghi danh, hãy điền vào mẫu đơn và gửi đến cơ quan Bảo hiểm Y tế BC. Thông tin thêm có sẵn trên trang web của Chính phủ British Columbia

Lệ phí Y tế Sinh viên Quốc tế

Sinh viên quốc tế học tập tại B.C. trong sáu tháng trở lên cần phải ghi danh vào MSP và trả lệ phí y tế hàng tháng.

Lệ phí này dành cho:

  • Học sinh quốc tế từ mẫu giáo đến Lớp 12
  • Sinh viên quốc tế hậu trung học có giấy phép học tập và đang ghi danh vào MSP

Thông tin thêm có sẵn trên trang web của Chính phủ British Columbia.

Nhận Thẻ Dịch vụ BC của quý vị

Để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quý vị sẽ cần Thẻ Dịch vụ BC. Để nhận được thẻ của mình, quý vị sẽ cần làm theo các bước dưới đây.

  1. Nộp đơn ghi danh vào MSP.
    1. Hoàn thành và gửi mẫu ghi danh MSP của BC. Thông tin thêm có sẵn trên trang web của Chính phủ British Columbia.
    2. Quý vị cũng có thể nộp đơn trực tuyến thông qua trang web của Chính phủ British Columbia.
  2. Đến văn phòng cấp bằng lái xe của Tập đoàn Bảo hiểm British Columbia (Insurance Corporation of British Columbia, ICBC) để làm thủ tục lấy Thẻ Dịch vụ BC. Sau khi quý vị gửi tài liệu và mẫu ghi danh, quý vị sẽ nhận được một lá thư qua đường bưu điện. Mang thư đến văn phòng cấp bằng lái xe của ICBC. Mang thư đến văn phòng cấp bằng lái xe của ICBC.
    1. Tìm hiểu loại giấy tờ tùy thân quý vị sẽ cần bằng cách vào xem trang web của ICBC. 
    2. Tìm một văn phòng ICBC gần quý vị.

Trẻ em dưới 19 tuổi, người 75 tuổi trở lên và những người có giấy phép học tập và làm việc không phải đến văn phòng của ICBC. YQuý vị sẽ nhận được Thẻ Dịch vụ BC mà không có ảnh. Tuy nhiên, nếu quý vị muốn có Thẻ Dịch vụ BC có ảnh, quý vị có thể đến văn phòng cấp bằng lái xe của ICBC.

Người xin tị nạn hoặc người được bảo vệ

Nếu quý vị đến Canada với tư cách là người tị nạn, người xin tị nạn hoặc người được bảo vệ, quý vị có thể được bảo hiểm bởi Chương trình Y tế Liên bang Tạm thời. Chương trình này cung cấp bảo hiểm tạm thời cho các dịch vụ y tế cơ bản và bổ sung như thăm khám tại bệnh viện, thăm khám bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp, một số loại thuốc và một số chăm sóc thị lực/nha khoa.

HealthLink BC

Nếu quý vị cần thông tin và tư vấn sức khỏe không khẩn cấp tại B.C., HealthLink BC luôn sẵn sàng 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần qua điện thoại, trang web, ứng dụng di động và thông tin có thể in được. Tất cả các dịch vụ của HealthLink BC đều miễn phí.

Để tiếp cận dịch vụ chăm sóc không khẩn cấp của HealthLink BC, vui lòng gọi 8-1-1. Nếu quý vị không thể nghe hoặc không nghe rõ, hãy gọi 7-1-1.

  • Nói chuyện với một y tá hoặc nhận trợ giúp để tìm kiếm các dịch vụ trong cộng đồng của quý vị. Có sẵn 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần.
  • Nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng về thực phẩm, cách ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng. Có sẵn từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
  • Nói chuyện với ai đó về hoạt động thể chất và tập thể dục. Có sẵn từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
  • Nói chuyện với dược sĩ về thuốc. Có sẵn vào mỗi buổi tối và qua đêm, từ 5 giờ chiều đến 9 giờ sáng.

HealthLink BC cũng có dịch vụ phiên dịch với hơn 130 ngôn ngữ. Khi quý vị gọi 8-1-1, hãy nói tên ngôn ngữ của quý vị (ví dụ: nói “Vietnamese”) và một thông dịch viên sẽ tham gia cuộc gọi.

Tìm bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp

Bác sĩ gia đình và điều dưỡng cao cấp giúp quý vị chăm sóc các nhu cầu sức khỏe hàng ngày của mình một cách thường xuyên.

Dưới đây là một số gợi ý về cách tìm một bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp trong cộng đồng của quý vị:

  • Hội Bác sĩ và Bác sĩ phẫu thuật BC (College of Physicians and Surgeons of BC) - Danh mục Bác sĩ
  • Chi hội Hành nghề Bác sĩ Gia đình: Chọn chi hội địa phương của quý vị. Nhiều chi hội cung cấp dịch vụ kết nối bệnh nhân với một bác sĩ gia đình.
  • HealthLink BC: Gọi số 8-1-1 (Nếu quý vị khiếm thính, hãy gọi số 7-1-1) để có dịch vụ điện thoại 24 giờ miễn phí, với nhân viên trực là y tá chính thức, dược sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. HealthLink BC sẽ làm việc với quý vị để xác định xem có dịch vụ kết nối bác sĩ trong cộng đồng quý vị hay không.
  • Nhờ gia đình hoặc bạn bè giới thiệu quý vị với bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp của riêng họ. Đôi khi bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp có thể nhận quý vị khi có giới thiệu từ một bệnh nhân hiện tại của họ.
  • Nếu quý vị đang đến thăm khám với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn như một bác sĩ chuyên khoa, hãy hỏi xem họ có biết bất kỳ bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp nào đang nhận bệnh nhân hay không.
  • Nếu quý vị đang đến thăm khám tại một phòng khám không cần hẹn, hãy hỏi bác sĩ ở đó xem họ có sẵn sàng nhận quý vị làm bệnh nhân hay không.

Phòng khám không cần hẹn, Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp và Chăm sóc Chính và Chăm sóc qua Mạng

Nếu quý vị chưa có nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc hoặc quý vị không thể lấy hẹn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc của mình, quý vị có thể đến một phòng khám không cần hẹn hoặc Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp và Chăm sóc Chính (Urgent and Primary Care Centre, UPCC). Các trung tâm UPCCs cung cấp dịch vụ chăm sóc chú trọng vào bệnh nhân từ một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ gia đình, y tá chính thức, điều dưỡng cao cấp, nhân viên xã hội và nhân viên văn phòng. TCác trung tâm này dành cho những người có thương tích và/hoặc bệnh tật khẩn cấp nhưng không đe dọa tính mạng, và cần được bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp khám trong vòng 12-24 giờ. Các trung tâm này dành cho những người có thương tích và/hoặc bệnh tật khẩn cấp nhưng không đe dọa tính mạng, và cần được bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp khám trong vòng 12-24 giờ. Các trung tâm UPCCs cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày, dựa vào đội ngũ chăm sóc. Họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp khi quý vị không thể gặp bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp và thương tích/bệnh tật của quý vị không cần được chăm sóc cấp cứu.

Gọi HealthLink BC tại số 8-1-1 để tìm một phòng khám không cần hẹn hoặc trung tâm UPCC gần quý vị. Một số phòng khám mở cửa đến khuya và nhiều phòng khám mở cửa bảy ngày một tuần.

Y tế Công cộng

Ban Y tế Công cộng VCH hoạt động để cải thiện sức khỏe và an sinh của cư dân thông qua việc ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe và kéo dài cuộc sống của người dân nói chung. Các chương trình được cung cấp tại các Đơn vị Y tế Công cộng trong toàn khu vực của chúng tôi bao gồm:

  • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cho trẻ em đến sáu tuổi
  • Thính học
  • Nha khoa
  • Nhãn khoa
  • Bệnh lý tiếng nói và ngôn ngữ
  • Chủng ngừa cho mọi lứa tuổi
  • Hỗ trợ sức khỏe và an sinh của trẻ em ở trường, từ Mẫu giáo đến Lớp 12
  • Phòng khám thanh thiếu niên

Những Câu hỏi Thường gặp

  • Nếu tôi cần hỗ trợ ngôn ngữ tại một cuộc hẹn y tế thì sao?

    • Nếu quý vị cần hỗ trợ ngôn ngữ tại một cuộc hẹn y tế, có sẵn dịch vụ phiên dịch cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của quý vị. YQuý vị có thể yêu cầu bác sĩ, điều dưỡng cao cấp hoặc nữ hộ sinh đặt dịch vụ phiên dịch cho quý vị.
    • Quý vị cũng có thể gọi HealthLink BC tại số 8-1-1 để nhận các dịch vụ thông tin y tế bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Dịch vụ phiên dịch được cung cấp với hơn 130 ngôn ngữ. Sau khi quay số 8-1-1, quý vị sẽ được kết nối với một người điều hướng dịch vụ y tế nói tiếng Anh. Để nhận dịch vụ bằng ngôn ngữ khác, chỉ cần nêu ngôn ngữ quý vị đang tìm kiếm (ví dụ: nói “Vietnamese”) và một thông dịch viên sẽ tham gia cuộc gọi.
  • Làm thế nào để tôi gọi xe cứu thương?

    • Nếu quý vị có trường hợp khẩn cấp y tế và không thể tự đến bệnh viện, quý vị có thể gọi xe cứu thương. Ở hầu hết các nơi, số điện thoại là 9-1-1. Ở hầu hết các nơi, số điện thoại là 9-1-1. Kiểm tra số bên trong các trang đầu tiên của danh bạ điện thoại của quý vị hoặc hỏi sở cảnh sát địa phương của quý vị. Quý vị nên viết ra và lưu các số điện thoại khẩn cấp.
    • Khi quý vị gọi số khẩn cấp, nhân viên trực sẽ hỏi quý vị muốn gọi cảnh sát, cứu hỏa hay xe cứu thương. Hãy yêu cầu xe cứu thương. Hãy yêu cầu xe cứu thương. Họ có thể cung cấp cho quý vị hướng dẫn y khoa qua điện thoại. Nếu xe cứu thương được gửi đến, nhân viên cứu thương sẽ chăm sóc quý vị.
    • Nếu xe cứu thương được gửi đến, nhân viên cứu thương sẽ chăm sóc quý vị. Quý vị sẽ phải trả một phần chi phí. YQuý vị không cần phải thanh toán ngay lập tức vì quý vị sẽ nhận được hóa đơn sau này. Nếu quý vị có thu nhập thấp, quý vị có thể nhận được hỗ trợ.
  • Tôi phải làm gì nếu bác sĩ gia đình/điều dưỡng cao cấp của tôi vắng mặt?

    • Nếu quý vị đang gặp vấn đề khẩn cấp và bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp của quý vị vắng mặt, quý vị có thể gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp tại phòng khám không cần hẹn hoặc đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp và Chăm sóc Chính (UPCC).
    • Nếu quý vị đang gặp vấn đề khẩn cấp và bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp của quý vị vắng mặt, quý vị có thể gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp tại phòng khám không cần hẹn hoặc đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp và Chăm sóc Chính (UPCC). Nó được xem là một dịch vụ bổ sung trong cộng đồng để cung cấp các dịch vụ khẩn cấp thích hợp cho bệnh nhân, khi nào và ở đâu họ cần.
    • Nơi đây ai đến trước được phục vụ trước, vì vậy quý vị có thể phải đợi để gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp.
  • Làm thế nào để tôi biết tôi nên đến Phòng Cấp cứu hoặc Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp cứu và Chăm sóc Chính (UPCC)?

    • Đối với bệnh tật hoặc thương tích đe dọa đến tính mạng, hãy gọi 9-1-1 hoặc đến Phòng Cấp cứu để được đánh giá và điều trị ngay lập tức. Điều này bao gồm nghi ngờ đột quỵ hoặc đau tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều, chấn thương lớn, thương tích ở đầu làm mất ý thức, v.v.
    • Điều này bao gồm nghi ngờ đột quỵ hoặc đau tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều, chấn thương lớn, thương tích ở đầu làm mất ý thức, v.v.  Các trung tâm này dành cho những người có thương tích và/hoặc bệnh tật khẩn cấp nhưng không đe dọa tính mạng, và cần được bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp khám trong vòng 12-24 giờ.
    • Các trung tâm này dành cho những người có thương tích và/hoặc bệnh tật khẩn cấp nhưng không đe dọa tính mạng, và cần được bác sĩ hoặc điều dưỡng cao cấp khám trong vòng 12-24 giờ. Các trung tâm UPCCs cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng ngày, dựa vào đội ngũ chăm sóc. Họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khẩn cấp khi quý vị không thể gặp bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp và thương tích/bệnh tật của quý vị không cần được chăm sóc cấp cứu.
  • Tôi đi đâu để mua thuốc?

    • Có một số loại thuốc quý vị chỉ có thể mua nếu quý vị có toa thuốc. Toa thuốc phải do bác sĩ hoặc nhân viên y tế khác kê toa (như nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng cao cấp). Quý vị có thể mua thuốc theo toa tại hiệu thuốc (cửa hàng thuốc). Quý vị có thể mua thuốc theo toa tại hiệu thuốc (cửa hàng thuốc). Quý vị có thể mua thuốc theo toa tại hiệu thuốc (cửa hàng thuốc). Toa thuốc cho dược sĩ biết quý vị cần loại thuốc nào, và bao nhiêu. Dược sĩ sẽ giải thích quý vị phải dùng thuốc thường xuyên thế nào và trong bao lâu.
    • Quý vị có thể tìm kiếm một hiệu thuốc trên mạng, gọi HealthLink BC theo số 8-1-1 hoặc sử dụng trang web HealthLink BC hay ứng dụng Tìm Dịch vụ Y tế BC để tìm hiệu thuốc gần quý vị. 
    • Quý vị có thể mua một số loại thuốc mà không cần toa bác sĩ. Chúng được gọi là thuốc không kê toa hoặc thuốc mua tự do. Chúng thường dành cho các vấn đề ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhức đầu, cảm lạnh hoặc dị ứng. Nếu quý vị có thắc mắc về thuốc không kê toa, hãy hỏi dược sĩ. Quý vị cũng có thể gọi HealthLink BC tại số 8-1-1 và yêu cầu nói chuyện với dược sĩ.
  • Làm thế nào để tôi gặp một bác sĩ chuyên khoa?

    Quý vị phải được bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp khám cho một cuộc hẹn. Nếu cần thiết, sau đó bác sĩ gia đình hoặc điều dưỡng cao cấp của quý vị gửi giấy giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.

  • Tôi nên đi đâu nếu tôi cần chủng ngừa cho bất kỳ thành viên nào trong gia đình?

    Chủng ngừa là một công cụ chăm sóc sức khỏe quan trọng, bảo vệ chúng ta khỏi tác động của một số nhiễm trùng và bệnh tật nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Hãy đi chủng ngừa định kỳ cho trẻ em và người lớn tại Đơn vị Y tế Công cộng VCH hoặc từ bác sĩ đa khoa. Tìm hiểu thêm về chủng ngừa.

  • Nếu tôi đi du lịch ngoài B.C., tôi có cần bảo hiểm y tế bổ sung không?

    Có những thông tin quan trọng quý vị cần biết về phạm vi bảo hiểm trong khi quý vị ra khỏi tỉnh bang. Để biết thông tin mới nhất, hãy vào xem trang web của Chính phủ British Columbia.

Tài nguyên Bổ sung

    • Welcome BC

      Cơ quan Welcome BC cung cấp thông tin, công cụ và tài nguyên hữu ích cho cư dân mới của B.C

    • 211 British Columbia

      211 British Columbia là một dịch vụ miễn phí, bảo mật, đa ngôn ngữ liên kết người dân với các nguồn lực để được giúp đỡ, ở đâu và khi họ cần.

    • S.U.C.C.E.S.S.

      S.U.C.E.S.S. là một trong những cơ quan dịch vụ xã hội lớn nhất ở Canada, cung cấp một loạt các chương trình và dịch vụ nhằm thúc đẩy sự gắn kết, an sinh và độc lập của mọi người dân trên hành trình Canada của họ.

    • MOSAIC

      MOSAIC là một trong những tổ chức định cư phi lợi nhuận lớn nhất của Canada, cung cấp dịch vụ người mới đến cho di dân, người tị nạn và cá nhân từ nhiều nguồn gốc khác nhau tại Greater Vancouver và trên khắp B.C.

    • Hiệp hội Dịch vụ Di dân BC

      Hiệp hội Dịch vụ Di dân BC (Immigrant Services Society of BC, ISSofBC) cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho di dân và người tị nạn để họ bắt đầu cuộc sống mới ở Canada.

    • Hiệp hội các Ngôi nhà Lân cận tại (Association of Neighbourhood Houses BC):

      Các Ngôi nhà Lân cận cung cấp các chương trình được thiết kế để giúp những người mới đến kết nối trong cộng đồng. Dịch vụ được cung cấp bằng nhiều ngôn ngữ và bao gồm từ tư vấn và các sự kiện cộng đồng cho đến các buổi hội thảo xây dựng kỹ năng.

    • Chính phủ British Columbia

      Trang web của Chính phủ British Columbia cung cấp thêm thông tin về Chương trình Dịch vụ Y tế (MSP) bao gồm tư cách hội đủ điều kiện và ghi danh tham gia.

    • Trung tâm Tài nguyên Sức khỏe Tâm thần Đa văn hóa

      Trung tâm Tài nguyên Sức khỏe Tâm thần Đa văn hóa (Multicultural Mental Health Resource Centre) cung cấp thông tin đa ngôn ngữ về các thách thức và phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần cũng như thông tin về cách tìm các dịch vụ sức khỏe tâm thần phù hợp với văn hóa.